Hotline
(+84) 911433006Giao/nhận container rỗng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số chi tiết để không tốn thêm các chi phí không hợp lý, bị trả hàng hoặc bị kiện.
Khi khách xuất khẩu cần xuất hàng đi, họ tìm đến một qua đơn vị vận chuyển, đặt container rỗng (booking) và sau đó xếp hàng vào container.
Có 2 cách (2 địa điểm) để xếp hàng vào container.
Việc giao nhận container rỗng được thực hiện theo đúng hợp đồng. Mỗi bên có trách nhiệm cụ thể và rõ ràng. Container giao/nhận cần đảm bảo chất lượng như thế nào, bên nào cần làm sạch container, chi phí phát sinh bên nào chịu? Tuy nhiên, công đoạn này thường xảy ra một số tranh chấp giữa bên gửi/nhận hàng và bên vận chuyển dù đã có hợp đồng.
Về phía chủ hàng cần vận chuyển hàng đi, có thể sẽ mất thêm những khoản chi phí không rõ ràng. Điều này vừa làm gia tăng chi phí vận chuyển, vừa kéo dài thời gian vận chuyển hàng hóa. Vì thế, chủ hàng, doanh nghiệp cần nắm được những chi tiết này để đảm bảo quyền lợi của mình, giúp quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ, tránh mất nhưng chi phí không hợp lý. Đây cũng chính là một số lưu ý khi bạn muốn gửi hàng nguyên container.
Khi giao hay nhận container, bạn cần xem xét tình trạng container một cách rõ ràng.
Bên phía người xuất khẩu, họ là người nhận container từ phía hãng tàu. Container rỗng nhận được cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, sàn container có niêm phong seal. Nếu cont có tình trạng dơ bẩn, méo, hỏng hóc thì cần chụp ảnh, ghi rõ tình trạng container sau đó mới làm biên bản giao nhận. Điều này giúp làm rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình vận chuyển.
Bên phía người nhập khẩu là người nhận hàng, họ cần trả phí vệ sinh container (container fee) cho hãng tàu, để hãng tàu vệ sinh vỏ container sau khi nhận lại container rỗng từ người nhập khẩu. Nếu container trả lại bị bẩn, có mùi (ví dụ mùi dầu nhớt) thì người nhận phải thanh toán 2 lần phí vệ sinh container. Như vậy, người nhận hàng vẫn có trách nhiệm làm sạch container trước khi trả lại cho hãng tàu.
Người nhận hàng có trách nhiệm trả lại container rỗng như tình trạng lúc mới giao. Ngoài việc loại bỏ mùi và các dấu vết của hàng hóa, người nhận hàng cần bỏ tất cả các quảng cáo, đánh dấu nếu có. Có thể quét dọn, sử dụng nước, chất tẩy rửa để làm sạch nhưng không làm hỏng sàn, không làm bong tróc sơn ở bề mặt container.
Tuy nhiên lúc nhận hàng, nếu container chưa sạch thì người nhận nên chụp lại, sau đó liên hệ với hãng vận chuyển. Nếu hãng vận chuyển chấp nhận điều này thì người nhận không mất thêm các chi phí phát sinh.
Để hạn chế việc xảy ra những tình trạng tranh chấp, các bên cần lưu ý thêm những điều sau:
Trên đây cũng chính là một số các khuyến nghị của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) đưa ra.
Đối tác của chúng tôi